Doanh nhân là gì? Đặc điểm của doanh nhân

doanh nhân là gì
Chắc chắn bạn đã từng một lần nghe đến từ doanh nhân trong cuộc sống. Vậy bạn có biết doanh nhân là gì không? Vai trò của họ là gì? Để hiểu rõ hơn về cụm từ này chúng ta sẽ cùng tham khảo thông tin về doanh nhân. Cũng như những ảnh hưởng của họ đến kinh tế đất nước thông qua bài viết dưới đây.

Doanh nhân là gì?

Cơ bản doanh nhân là người trực tiếp kinh doanh hoặc được thuê để trực tiếp kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ cũng như trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vậy nên doanh nhân chính là người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình quản trị cũng như điều hành doanh nghiệp.

doanh nhân

Tại Việt Nam nếu như xét theo định nghĩa trên thì những người giữ chức vụ như tổng giám đốc, giám đốc chính là doanh nhân. Không nên nhầm lẫn nhà nước với doanh nhân vì nhà nước là công chức, lương được xếp theo bậc tùy chức vụ thâm niên, không phải gắn bó với doanh nghiệp về trách nhiệm cũng như lợi ích.

Những đặc điểm chính của doanh nhân là gì?

Dễ thấy những doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng đều là những người thành đạt có được sự nghiệp lớn và tạo ra được hiệu ứng tâm lý cho người khác là họ có rất nhiều tiền.

Họ đều là những người có năng khiếu cũng như kỹ năng liên quan đến kinh doanh. Qua quá trình trau dồi họ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú và ứng dụng chúng thành công trong kinh doanh. Không chỉ vậy họ còn có thiên tư về năng lực quản lý. Cũng như quản trị để có thể điều hành một doanh nghiệp phát triển và bền vững.

Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế

Là nhà điều hành của các doanh nghiệp họ chính là người sử dụng năng lực, kỹ năng của mình để phát triển doanh nghiệp đó tạo ra được những hàng hóa dịch vụ uy tín chất lượng. Mang đến lượng của cải và công ăn việc làm lớn cho người dân.

Không chỉ phát triển doanh nghiệp và kinh tế tại thị trường nội địa. Mà hiện nay tầng lớp doanh nhân còn có những dự án đầu tư nước ngoài mang. Về lợi nhuận lớn và những sản phẩm đóng góp cho xã hội.

Tuy rằng rất nhiều người có tài quản lý nhưng với sự phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. Ngày nay việc cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển là điều không hề dễ dàng. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành lập sau đó phá sản hoặc phải chuyển giao cho doanh nghiệp khác.

doanh nhân là gì

Doanh nhân của nước ta trong thời kỳ phát triển kinh tế

Vì sự phát triển của xã hội ngày nay nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của khách hàng. Ngày càng cao từ đó mà doanh nghiệp phải thay đổi và phát triển hơn để đáp ứng được nhu cầu đó.

Ngoài ra các tiêu chí về pháp luật, minh bạch, an toàn vệ sinh. Trong sản xuất kinh doanh cũng được các doanh nhân chú ý hàng đầu. Đây là những yếu tố mang đến hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt người tiêu dùng. Cũng là bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ ngày nay. Ngoài những vấn đề trên thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi trong lao động, quyền lợi đào tạo và tăng trưởng của nhân viên. Đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng trong đó phải kể đến các an sinh xã hội cũng như từ thiện, nhân đạo.

>>Xem thêm: Hội doanh nghiệp là gì ?

Doanh nhân là gì? Một số danh nhân thành đạt tại Việt Nam

Ông Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup

Ông Vượng được tạp chí Forbes vinh danh vào năm 2013. Vào năm 2019 ông Vượng sở hữu khối tài sản lên đến 7,8 tỉ USD. Bắt đầu từ thương hiệu mì ăn liền mivina tại Ukraine hiện tại việc kinh doanh vô cùng phát đạt nổi tiếng. Với các thương hiệu như Vincom, Vinpearl, … ngày nay tập đoàn Vingroup mở rộng hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như du lịch khách sạn, giải trí, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, trung tâm thương mại, kinh doanh bán lẻ, sức khỏe, trung tâm ẩm thực hội nghị, nông nghiệp và mới đây là sản xuất ô tô và hàng không.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo CEO Vietjet Air

Sau ông Vượng bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ hai được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD. Năm 2019 Forbes ước tính bà Phương Thảo sở hữu khoảng 2,5 tỷ đô. Lọt vào top 1.000 người giàu nhất thế giới theo định giá tài sản thời gian thực.

Ông Trần Bá Dương chủ tịch Thaco

Ông là người sáng lập và cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần ô tô Trường Hải thaco. Ngoài ra người ta còn biết đến ông với tư cách tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Năm 2018 ông được công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ đô.

Ngoài ra còn có:

Ông Hồ Hùng Anh chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank với khối tài sản năm 2019 là 1,7 tỷ đô.

Ông Trần Đình Long chủ tịch tập đoàn Hòa Phát với khối tài sản 1,6 tỷ đô.

Tổng kết

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi doanh nhân là gì cũng như một số ví dụ về doanh nhân thành đạt tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin này có ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo