Doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp nước ngoài là gì
Với mục đích phát triển đất nước hiện tại Việt Nam nhận được khá nhiều sự đầu tư từ nước ngoài. Tiềm lực phát triển tại Việt Nam khá tốt nên đã có khá nhiều doanh nghiệp đầu tư, bằng chứng là vào đầu năm 2021 FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Các doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập thì ngày càng phát triển rộng rãi hơn. Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp nước ngoài là gì cũng như một số thông tin bổ ích mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Theo luật đầu tư năm 2020 doanh nghiệp nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Họ là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và là tổ chức kinh tế có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm của doanh nghiệp nước ngoài

Trước tiên doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam. Loại hình đầu tư này mang lại khả năng ổn định và bền vững.

Doanh nghiệp nước ngoài là gì

Điểm chung so với doanh nghiệp Việt Nam

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm chung giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Đó chính là sự giống nhau về hình thức tổ chức cơ cấu tổ chức và tư cách pháp lý. Doanh nghiệp nước ngoài cần phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Một số hoạt động kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Xem thêm : Doanh nhân là gì?

Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường

Một số ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Bạn có thể tham khảo rõ hơn về một ngày tại khoản 10 điều 17 nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp nước ngoài

Ưu điểm

Với những ưu điểm như sau các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã giúp cho bản thân phát triển trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam.

  • Do nhận được sự quản lý và điều hành từ nhà đầu tư nước ngoài. Nên cách thức vận hành có thể khác biệt so với doanh nghiệp trong nước. Điều đó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Các doanh nghiệp này có vốn đầu tư từ nước ngoài. Nên có thể sở hữu những lợi thế về công nghệ hiện đại và tiền vốn. Đây cũng là yếu tố thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Mang lại khá nhiều lợi ích trong quá trình hoạt động.
  • Vì là doanh nghiệp nước ngoài nên sẽ rất phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Từ đó họ có thể phát triển công ty nhờ vào các mối quan hệ này.

Nhược điểm

  • Khi đầu tư vào hoạt động tại thị trường Việt Nam thì sẽ gặp phải các vấn đề về khác biệt văn hóa. Các khác biệt này còn có thể dẫn đến những ý kiến trái chiều trong quá trình quản lý nội bộ.
  • Pháp luật Việt Nam tuy không quá gò bó nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện theo một khuôn khổ nhất định. Điều rắc rối đầu tiên chính là hồ sơ và thủ tục đăng ký đầu tư. Tiếp đến là một số hạn chế tại các ngành nghề đặc biệt.

Doanh nghiệp nước ngoài là gì

Quy trình đăng ký thành lập của doanh nghiệp nước ngoài

Xin quyết định, chủ trương đầu tư

Thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tùy thuộc quy mô và loại dự án mà nhà đầu tư cần đăng ký sinh quyết định và chủ trương tại cơ quan thẩm quyền phù hợp.

Nhiều nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại tại Bộ kế hoạch và đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ở đây họ sẽ sẽ thẩm định và đưa ra quyết định cuối cùng dựa theo luật đầu tư.

Xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư

Sẽ có hai diện một là thuộc quyết định chủ trương đầu tư, hai là không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Tùy vào dự án thuộc diện nào đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Công bố doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Khắc dấu công ty phù hợp.
  • Thông báo mẫu dấu
  • Đăng ký chữ ký số và mã số thuế.

Xin giấy phép kinh doanh.

Đây là bước cuối cùng trong quá trình đăng ký mở doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tùy vào hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có các bước xin giấy phép kinh doanh khác nhau.

Mong rằng những thông tin này có ích với bạn. Theo dõi chuyên mục tin tức của quà tặng thương hiệu đề cập nhật thêm các thông tin bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo